ƯU ĐÃI CƠ BẢN

ƯU ĐÃI
– Được áp dụng cho doanh nghiệp từ năm đầu tiên phát sinh doanh thu
– Trường hợp doanh nghiệp ghi lỗ liên tục từ năm thành lập thì sẽ áp dụng từ năm thứ 4 trở đi
ƯU ĐÃI
– Được áp dụng cho doanh nghiệp từ năm đầu tiên phát sinh doanh thu
– Trường hợp doanh nghiệp ghi lỗ liên tục từ năm thành lập thì sẽ áp dụng từ năm thứ 4 trở đi
Các doanh nghiệp đầu tư theo hướng chuyển giao công nghệ hoặc đầu tư sản xuất một trong 6 lĩnh vực sau:
1. Cơ khí máy
2. Kỹ thuật điện tử thông tin
3. Sản xuất lắp ráp ô tô
4. dệt may
5. Giầy dép, sản phẩm da
6. Công nghệ cao
Tiêu chuẩn lựa chọn:
– Nằm trong danh mục ưu tiên phát triển được nêu tại phụ lục của nghị định 111 về sản xuất sản phẩm và không được bao gồm nội dung danh mục được nêu tại phụ lục của thông tư 55
– Trường hợp sản xuất sản phẩm nằm trong danh mục ở phụ lục của thông tư 55, thì sản phẩm đó được giới hạn ở những sản phẩm được sản xuất trong nước trước ngày 1 tháng 1 năm 2015 và phải nhận được chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật EU của Uỷ ban tiêu chuẩn hoá Châu Âu hoặc, các giấy chứng nhận tương đương (tham khảo nội dung quy định liên quan) ‘- Cơ quan đơn vị cấp giấy chứng nhận: Phòng công nghiệp hỗ trợ, Cục công nghiệp, Bộ Công thương Việt Nam
DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CAO
(Chế tạo sản phẩm phần mềm, sản phẩm quản lý ô nhiễm môi trường, thiết bị giám sát và phân tích môi trường, sản phẩm hỗ trợ phát triển kỹ thuật cao).
– Đối tượng áp dụng:
Điều 75 Luật Đầu tư (số 68/2014/QH13),
Khoản 1 sửa đổi điều 18 Luật Công nghệ cao (21/2008/QH12)
1, Sản xuất sản phẩm công nghệ cao nằm trong danh mục ưu tiên được quy định tại điều 6 của Luật Công nghệ cao
2, Trường hợp áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường trong sản xuất và quản lý chất lượng áp dụng tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật Việt Nam (trường hợp không áp dụng được tiêu chuẩn Việt Nam sẽ áp dụng tiêu chuẩn quốc tế)
3, Các tiêu chuẩn khác được Thủ tướng quyết định
– Điều kiện áp dụng:
1, Tỷ trọng doanh thu sản phẩm công nghệ cao chiếm hơn 70% tổng doanh thu của doanh nghiệp
2, Trường hợp tái đầu tư một phần lợi nhuận ròng vào mục đích nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam ,
– Doanh nghiệp vừa và nhỏ: hơn 1%
– Tổng vốn đầu tư hơn 100 tỷ VND, có hơn 300 công nhân: hơn 0,5%
3, Số nhân viên có trình độ học vấn từ cấp Đại học trở lên trực tiếp tham gia vào phất triển nghiên cứu trên tổng số nhân viên của công ty,
– Doanh nghiệp vừa và nhỏ: hơn 5%
– Tổng vốn đầu tư hơn 100 tỷ VND, có hơn 300 công nhân viên: hơn 2,5% (tối thiểu 15 người)
Phải đáp ứng cả 2 nội dung về đối tượng và điều kiện áp dụng.
– Cơ quan cấp phép: Phòng chứng nhận công nghệ cao Bộ Khoa học Kỹ thuật